Loading

Tuần thứ 14

Sự phát triển của bé

Thai nhi lúc này mới chỉ dài khoảng 8cm tính từ đỉnh đầu đến mông và nặng khoảng 23g. Mặc dù vậy nhưng nếu được nhìn thấy bé lúc này, bạn sẽ thấy bé hoàn chỉnh đến thế nào khi các dấu vân tay bé xíu cũng đã rất rõ nét.

Và khi bạn chạm vào bụng (khu vực gần dạ dày) bé sẽ cảm nhận được và nếu có một cái núm vú lúc này, chắc chắn bé sẽ không rời miệng khỏi nó đâu.

Nếu là một cô công chúa thì bé đã có khoảng 2 triệu quả trứng trong buồng trứng rồi đấy. Và sẽ chỉ thêm 1 triệu quả trứng nữa cho tới khi bé chào đời. Những trứng này chỉ trưởng thành khi bé lớn lên và chỉ chín khoảng 200.000 quả trong suốt cuộc đời mà thôi.

Sự thay đổi của người mẹ

Bạn đã bước vào giai đoạn thai kỳ thứ 2, giai đoạn kéo dài từ tháng thứ 4 đến hết tháng thứ 6. Và bây giờ là 2 tin tốt lành cho bạn: Thứ nhất là nguy cơ sẩy thai đột ngột và thứ 2 là các triệu chứng ốm nghén đã giảm hẳn. Bạn có thể lại “yêu” chồng khi năng lượng sống đang ngày càng trở nên dồi dào trong huyết quản.

Nếu bạn vẫn cảm thấy không thoải mái thì có thể là triệu chứng này sẽ theo bạn trong suốt 26 tuần còn lại.

Chuyện “lâm bồn” vẫn còn xa xôi lắm nhưng ngực đã bắt đầu tiết sữa non, loại sữa cực kỳ bổ dưỡng và cần thiết đối với trẻ mới sinh, trước khi sữa trưởng thành “kéo về”. Thậm chí ngay cả khi ngực bạn rất nhỏ thì bạn vẫn có thể cho con bú bởi kích cỡ không quan trọng nếu nguồn sữa của bạn luôn dồi dào.

Lời khuyên hữu ích

Cảm giác buồn nôn, nôn ói không còn nữa nhưng ợ nóng thì vẫn có thể tiếp tục. Vì thế ăn một vài miếng đu đủ lúc này sẽ rất hiệu quả. Đu đủ sẽ giúp giảm hẳn chứng ợ nóng khó chịu này

Những việc cần quan tâm

Nếu bạn đã hết ốm nghén, bạn sẽ bắt đầu có cảm giác đói cồn cào. Hãy luôn chuẩn bị các loại sa lát hoa quả hay rau tươi để làm món ăn nhẹ mỗi khi bạn thấy đói.

Dạo này tự nhiên bạn trước nên hay quên. Thực ra là không đáng để bạn phải lo ngại đâu.

Hoạt bát rất tốt khi bầu bí nhưng bạn cũng cần kiểm soát được cơ thể.

Những lo lắng thường gặp

Bạn cần luôn biết mình ăn gì và những thực phẩm đó có ảnh hưởng gì tới thai nhi không.

Bây giờ cơ thể bạn đang nuôi một mầm sống vì thế bạn rất dễ nhiễm khuẩn từ thực phẩm. Những siêu vi này có thể gây hại cho sự phát triển của bé. Nếu thấy khó lòng từ bỏ những thực phẩm nguy cơ cao thì hãy lưu ý cách chế biến chúng nhé.

Có an toàn không khi dùng các loại chất béo rán, nấu?

Các loại dầu nấu, dầu hydrogenated đều có thể chuyển hóa thành chất béo trans không có lợi cho cơ thể khi bị đun ở nhiệt độ cao. Lúc này, tính chất của các loại dầu này cũng chẳng khác gì các loại chất béo chuyển hóa. Các tốt nhất là dùng dầu thực vật như dầu ngô, dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu thầu dầu khi chế biến.

Thu Trang

0 bình luận:

Hãy làm giàu nhận xét của bạn bằng những smiley này:
:)) ;)) ;;) :D ;) :p :(( :) :( :X =((
:-o :-/ :-* :| 8-} :)] ~x( :-t b-( :-L x( =))

Đăng nhận xét

Hãy để lại tên hay email để chúng tôi biết bạn là ai!

Mọi hình ảnh, bài viết trên blog "Vì cuộc đời đó có đâu mà hững hờ" thuộc về Sanipriya®.
Vui lòng liên hệ tác giả nếu muốn sử dụng những hình ảnh đó.