Loading

tuần thứ 21

Bé đang lên cân đều và cơ thể thì trở nên trơn tuột do một chất trắng như mỡ gọi là gây đang bao bọc toàn bộ cơ thể nhằm bảo vệ da bé trong môi trường nước ối. Đa phần trẻ vẫn tiếp tục mang chất trắng dinh dính này khi sinh ra.

Sự phát triển của bé

Bé lúc này dài khoảng 16,5cm từ đỉnh đầu tới mông và đang tăng cân đều đặn. Một lớp mỏng màu trắng nhờ, trơn bóng được gọi là gây phủ khắp cơ thể bé, giúp bảo vệ da trong môi trường nước ối cũng như giúp bé di chuyển dễ dàng hơn. Phản xạ nuốt của bé ngày càng nhiều hơn, nhằm luyện tập cho hệ tiêu hóa. Sau khi bé nuốt nước ối, cơ thể sẽ hấp thu nước trong nước ối và chuyển các cặn này vào ruột.
Cơ thể bé lúc này rất cần chất sắt để tạo hồng cầu và một số loại tế bào khác

Sự thay đổi của mẹ
Hầu hết phụ nữ bắt đầu cảm thấy thở hổn hển khi đi lên cầu thang. Thở không ra hơi trong tình huống này là bình thường và tình hình sẽ ngày càng “tệ” hơn do tử cung ngày càng phát triển, “chèn ép” phổi.
Luôn đảm bảo bổ sung đủ chất sắt cho cơ thể vì bé lúc này rất cần chất sắt để tạo hồng cầu. Đừng bao giờ lo thừa sắt do ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt. Các thực phẩm giàu chất sắt gồm: thịt nạc đỏ, thịt lợn, cá, đậu lăng, rau chân vịt và ngũ cốc bổ sung sắt.

Lời khuyên hữu ích
Ăn dứa tươi (cắt từng miếng nhỏ) sẽ giúp giảm chứng ợ nóng

Những điều cần lưu tâm
Bạn có thể trở lại công việc, tiếp tục ở nhà hay đi làm part time sau khi sinh bé? Xây dựng một kế hoạch mềm dẻo sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm, tâm trí bớt lo lắng.
Học cách bảo vệ lưng và luyện tập để giảm đau lưng.
Kiểm tra lại ngày dự sinh bé. Các bé thường chào đời sớm hơn dự kiến đấy.
Những lo lắng thường gặp
Tôi nghe nói rằng nhiễm trùng đường tiểu rất phổ biến trong giai đoạn mang thai. Vậy nhiễm trùng đường tiểu là bệnh gì và có thể phòng ngừa không?

Nhiễm trùng đường tiểu và nhiễm nấm Canadia rất phổ biến ở phụ nữ, dù họ có mang bầu hay không.
Tuy nhiên, những thay đổi do có thai thường làm cho bạn dễ bị viêm nhiễm hơn. Bạn có thể tránh các viêm nhiễm này ở giai đoạn đầu thai kỳ bằng cách uống nhiều nước và các loại nước quả, súp.
Vào mùa hè, nhiều thai phụ có cảm giác nóng buốt khi đi tiểu. Nếu cảm giác này là do tình trạng cơ thể bị khử nước thì uống thật nhiều nước lọc và các loại nước khác sẽ giúp nhanh chóng cải thiện tình hình. Nếu cảm giác nóng buốt này không hết dù đã uống nhiều nước thì hẳn bạn đã bị nhiễm trùng đường tiểu và cần đi khám chuyên khoa ngay. Các bác sĩ sẽ kê kháng sinh, loại dành cho thai phụ.
Thu Trang

0 bình luận:

Hãy làm giàu nhận xét của bạn bằng những smiley này:
:)) ;)) ;;) :D ;) :p :(( :) :( :X =((
:-o :-/ :-* :| 8-} :)] ~x( :-t b-( :-L x( =))

Đăng nhận xét

Hãy để lại tên hay email để chúng tôi biết bạn là ai!

Mọi hình ảnh, bài viết trên blog "Vì cuộc đời đó có đâu mà hững hờ" thuộc về Sanipriya®.
Vui lòng liên hệ tác giả nếu muốn sử dụng những hình ảnh đó.