Loading

tuần thứ 27

Do bé lớn rất nhanh và não bộ cũng cực kỳ phát triển trong giai đoạn này nên dinh dưỡng của mẹ vô cùng quan trọng.

Sự phát triển của bé

Bé lúc này đã “cao” khoảng 35,6cm; nặng khoảng 760g. Mí mắt đã có thể khép mở. Nếu có thể “ngắm” bé lúc này, bạn sẽ thấy tròng mắt đen láy qua mí mắt đang khép.

Khả năng hưởng ứng với âm thanh sẽ được hoàn thiện vào cuối tháng thứ 7, khi mà các dây thần kinh “dẫn” tới tai hoàn chỉnh.

Bé cũng đã bắt đầu có những hơi thở ngắn dù chỉ thở trong nước, hoàn toàn không có không khí. Đây là một cách luyện tập cho thời điểm chào đời sắp tới.

Sự thay đổi của mẹ

Do bé lớn quá nhanh và não bộ cũng cực kỳ phát triển trong giai đoạn này nên dinh dưỡng của mẹ vô cùng quan trọng. Tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng với nhiều rau quả và ngũ cốc. Ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ gồm bánh mỳ làm từ ngũ cốc nguyên vỏ lụa, đậu lăng và nếp cẩm - đây cũng là những thực phẩm giàu vitamin nhóm B và giúp giảm táo bón.

Những lớp học tiền sinh cũng thường được khởi động sau 1 vài tuần nữa nếu bạn chưa từng học. Các lớp học này sẽ cung cấp cho người mẹ những thông tin hữu ích và đầy đủ về quá trình sinh nở và những ngày đầu mới là mẹ. Hãy lưu giữ thông tin này để có thể vận dụng nó ngay khi bạn cần.

Bạn đang tiến gần đến giai đoạn nghỉ ngơi - 3 tháng cuối thai kỳ.

Ở thời điểm này, huyết áp có thể tăng nhẹ nhưng nếu tăng cân nhanh, mắt mờ, tay chân đột ngột sưng phù thì rất có thể bà bầu đang bị tiền sản giật. Hãy gọi điện ngay cho bác sĩ khi thấy những triệu chứng trên. Ngoài ra, cũng đừng chủ quan nếu thấy có những biểu hiện lạ.
Nếu bị nhiễm nấm âm đạo, các bà bầu nên đi kiểm tra. Nếu nhiễm khuẩn liên cầu nhóm B thì cũng đừng vội lo lắng. Đây là một dạng viêm nhiễm rất thường gặp và sự chăm sóc, chữa trị kịp thời sẽ không gây ảnh hưởng cho thai nhi.

Lời khuyên hữu ích

Để thư giãn cơ thể, hãy ngâm chân vào chậu nước ấm. Có thể thêm một vài giọt tinh dầu để tăng thêm sự sảng khoái.

Sinh hoạt cộng đồng

Đồ dùng cho bé sẽ “ngốn” của bạn một khoản tiền kha khá nhưng đau đầu hơn là bạn sẽ “ngợp” trước vô số những lựa chọn. Tuy nhiên, không cần thiết phải sắm đủ mọi thứ theo một bảng khuyến nghị có sẵn nào đó. Hỏi kinh nghiệm từ những bà mẹ từng sinh trước đó sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản kha khá.

Những việc cần lưu tâm

Nếu thuộc trường phái ăn chay, cần chú ý bổ sung vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất khác

“Rạch” một chút vùng kín trong quá trình chuyển dạ, giúp cho quá trình sinh thường trở nên dễ dàng, kiểm soát được đường rách, tránh phải khâu nhiều, được áp dụng khá phổ biến hiện nay.

Những lo lắng thường gặp

Sinh mổ gồm những bước nào?
Thu Trang



Những thắc mắc chung về mổ đẻ
Toàn bộ quy trình đẻ mổ chỉ bao gồm: bác sĩ sẽ rạch 1 đường bikini ở bụng, 1 đường nhỏ khác ở dưới tử cung của người mẹ và rồi lôi đứa trẻ ra.

Tại sao phải mổ đẻ?

Một số thai phụ được chỉ định mổ đẻ ngay từ khi mang thai nhưng số khác lại chỉ có quyết định mổ đẻ trong quá trình chuyển dạ.

Một số yếu tố có thể dẫn tới chỉ định mổ đẻ gồm:

- Ngôi thai ngược (đầu ở trên) hay ngôi ngang hoặc thai nhi có sự bất thường.
- Mang đa thai (từ 3 bé trở lên).
- Vùng kín của mẹ đang bị vi rút herpes tấn công mà việc đẻ thường có thể lây truyền vi rút này cho trẻ.
- Người mẹ bị nhau tiền đạo (nhau bám quá thấp cản trở đường đi của ngôi thai trong quá trình chuyển dạ) hay bong rau non (nhau thai bong trước khi sinh, gây nguy hiểm cho tính mạng thai nhi).
- Chứng tiền sản giật ở mẹ có thể sẽ khiến tình hình tồi tệ đi rất nhanh, gây nguy hiểm cho thai nhi trong quá trình chuyển dạ.
- Có tiền sử sinh mổ hay mang đa thai trước đó.

Những thai phụ chỉ định mổ trong quá trình chuyển dạ là do các yếu tố sau:

- Nhịp tim của thai trở nên bất thường – có nghĩa rằng bé không đủ sức để theo đến cùng quá trình sinh thường.
- Sa dây rốn hay tràng hoa quấn cổ, gây khó khăn cho quá trình sinh nở cũng như hệ hô hấp của trẻ.
- Nhau thai bị bong đột ngột.
- Đứa bé không thể di chuyển theo đường đi đã vạch sẵn do cổ tử cung không mở hay vì một lý do nào đó.

Điều gì xảy ra khi đẻ mổ?

Hầu hết các trường hợp sinh mổ đều được gây tê ngoài màng cứng hay gây tê cục bộ vì thế người mẹ vẫn hoàn toàn tỉnh táo và có thể nhìn thấy bé ngay sau khi bác sĩ lấy bé ra khỏi bụng.

Ngoài ra, khi gây tê màng cứng, các bác sĩ sẽ đặt ống thông tiểu để thuận tiện cho quá trình lọc thải của cơ thể. Thai phụ cũng sẽ được truyền dung dịch và trong trường hợp cần thiết sẽ bổ sung thuốc giảm đau qua đường này. Ngoài ra, thai phụ cũng sẽ được theo dõi nhịp tim qua máy.

Một màn chắn sẽ được dựng lên ở dưới ngực để thai phụ không nhìn thấy các thao tác của bác sĩ. Nếu muốn, bạn có thể đề nghị bác sĩ mô tả về công việc họ đang làm cũng như thời điểm chính xác bé chào đời.

Thai phụ được gây tê hoàn toàn. Sau khi kiểm tra gây tê, bác sĩ sẽ rạch ngang 1 đoạn nhỏ ở bụng, vùng dưới rốn. Mất khoảng 1 giây để rạch tử cung. Bé sẽ được nhấc ra. Tất cả chỉ mất vài phút. Bé sẽ nhanh chóng được kiểm tra bởi bác sĩ nhi và đưa tới chỗ mẹ. Nếu bé nhẹ cân hoặc không khỏe thì sẽ được chuyển tới phòng chăm sóc đặc biệt.

Sau khi khâu kín lại vùng vừa mổ, cả mẹ và bé sẽ được chuyển sang một phòng khác và lúc này, người mẹ đã có thể cho con bú ngay. Sản phụ lúc này sẽ cảm thấy thoải mái khi nằm nghiêng.

Tỉ lệ mổ đẻ có cao?

Tại Anh, tỉ lệ mổ đẻ khác nhau ở từng khu vực, từng bệnh viện. Ở một số vùng, trung bình chỉ 13 - 15% nhưng một số nơi lại lên tới 25 - 30%.

Nhiều người cho rằng tỉ lệ này quá cao nhưng theo các chuyên gia, tỉ lệ này đang gia tăng qua các năm và điều này là không cần thiết. Sự tranh cãi xoay quanh vẫn đề này chắc chắn sẽ còn tiếp tục.

Có thể giảm thiểu rủi ro khi sinh mổ?

Nhiều trường hợp sinh mổ đã giúp cứu sống cả mẹ lẫn con nhưng trong một số trường hợp lại không có được may mắn đó. Dưới đây là một số cách giúp giảm thiểu rủi ro khi sinh mổ:

- Giữ gìn sức khỏe trong suốt giai đoạn mang thai, bồi dưỡng tốt, luyện tập và nghỉ ngơi nhiều.
- Khi bắt đầu chuyển dạ, thai phụ cần được ở trong môi trường tốt nhất.
- Phát hiện sớm những bất thường. Nếu chọn sinh ở bệnh viện, hãy tìm hiểu về tỉ lệ sinh mổ/sinh thường thành công ở đây.
- Lựa chọn bác sĩ/y tá tin tưởng.
- Luôn nằm ngửa trong suốt quá trình chuyển dạ. Đi bộ hay đứng có thể khiến cho các cơn co trở nên mạnh hơn, lâu hơn...
- Uống nhiều nước trong quá trình chuyển dạ để chống mất nước cho cơ thể. Sản phụ có thể ăn một chút trong khi chuyển dạ để duy trì năng lượng cơ thể.

Mổ lần đầu có thể đẻ thường lần tiếp theo?

Sinh mổ trước đó không có nghĩa là sẽ phải tiếp tục sinh mổ trong tương lai. Khoảng 70% phụ nữ sinh thường sau lần mổ đẻ trước đó đã thành công.

Thu Trang

0 bình luận:

Hãy làm giàu nhận xét của bạn bằng những smiley này:
:)) ;)) ;;) :D ;) :p :(( :) :( :X =((
:-o :-/ :-* :| 8-} :)] ~x( :-t b-( :-L x( =))

Đăng nhận xét

Hãy để lại tên hay email để chúng tôi biết bạn là ai!

Mọi hình ảnh, bài viết trên blog "Vì cuộc đời đó có đâu mà hững hờ" thuộc về Sanipriya®.
Vui lòng liên hệ tác giả nếu muốn sử dụng những hình ảnh đó.