Loading

tuần thứ 25

0 bình luận
"Tốc độ" lớn và tăng cân của bé đang khá ổn định. Cân nặng lúc này tăng hơn so với tuần trước khoảng 99g.

Sự phát triển của bé

Bé đang cao lớn, lên cân khá đều. Cân nặng lúc này tăng hơn so với tuần trước khoảng 99g. Làn da của bé đã mỏng dần do sự lớn lên của cơ thể và căn phòng túi ối đang ngày càng trở nên chật chội. Bé cũng đã hơi biết phân biệt vị ngọt. Vị giác đang hình thành và dù tin hay khôgn thì những chiếc răng sữa đầu tiên đã xuất hiện ở tuần này. Một mốc đáng nhớ khác của giai đoạn này là bé hoàn toàn có thể sống độc lập mạnh khoẻ trong sự chăm sóc đặc biệt.

Sự thay đổi của mẹ

Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, những đường kẻ chỉ màu nâu hay đỏ ở bụng, hông và ngực xuất hiện khá rõ. Chẳng có một loại kem nào có thể xoá được những vết rạn đó. Chỉ có mặc áo ngực vừa vặn sẽ giúp ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng rạn da vùng ngực. Đây là hiện tượng khá phổ biến ở các bà bầu (khoảng 90% phụ nữ). Sau sinh, những đường rạn này sẽ nhạt màu dần và chuyển sang màu trắng, tiệp với màu da.

Cũng như vậy, mắt bạn trở nên nhạy sáng và có cảm giác sạn hay khô mắt. Đây là một hiện tượng rất bình thường khi mang bầu và được gọi là "khô mắt". Để dễ chịu, bạn nên dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt thường xuyên hoặc loại nước dưỡng mắt.
Một số hiện tượng khác thường gặp ở giai đoạn bầu bí này là đau đầu, chuột rút, đau thắt lưng... hãy thử áp dụng những cách xoa dịu tự nhiên.
Một chế độ dinh dưỡng khoẻ mạnh rất quan trọng đối với giai đoạn này.

Lời khuyên hữu ích

Để xoa dịu các cơn đau và tê cứng do chuột rút, hãy chuẩn bị sẵn 1 túi đá lạnh. Để nó lên tay và cổ tay vài lần 1 ngày.

Những việc cần lưu tâm

Kiểm tra lại chế độ ăn nếu là người có bệnh tiểu đường.
Bạn đã từng sinh mổ trong lần trở dạ mới đây nhất?
Sự mệt mỏi từng xuất hiện trong 3 tháng đầu đang quay trở lại.

Những lo lắng thường gặp

Làn da trở nên ngứa ngáy và trầm trọng hơn nếu tiếp xúc với nắng. Điều này có bình thường?
Khoảng 20% bà bầu gặp phải hội chứng này. Hormone và sự kéo dãn làn da, đặc biệt khi bụng ngày một lớn chính là thủ phạm. Khoảng 2/3 thai phụ bị đỏ và ngứa gan bàn tay, lòng bàn chân và theo các chuyên gia thì có thể là hormone oestrogen tăng tiết. Thường thì mọi triệu chứng này sẽ biến mất ngay sau khi sinh nở. Nước nóng cũng làm tình trạng ngứa ngáy thêm tệ.

Thu Trang

tuần thứ 24

0 bình luận
Bé của bạn lúc này “cao” khoảng 29cm từ đỉnh đầu tới gót chân. Các mạch máu trong 2 lá phổi đang phát triển phân nhánh không ngừng để chuẩn bị cho quá trình hô hấp ngoài không khí. Bé cũng thường xuyên nuốt hơn và dễ nấc hơn.

Sự phát triển của bé

Bé lúc này đã nặng khoảng 500g và “cao” khoảng 29cm. Khả năng nghe đã rất tốt và bé có thể hiểu được lời bạn nói, nhịp tim đã hòa cùng tiếng sôi ùng ục của dạ dày. Những tiếng ồn lớn vọng vào túi ối, chẳng hạn như tiếng chó sủa, tiếng kêu phát ra từ máy hút bụi, sẽ không làm bé khó chịu cho tới ngày bé “chui ra ngoài”.
Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ trong bụng mẹ thích nghe nhạc cổ điển, đặc biệt là nhạc của Vivaldi, bản The Four Seasons.
Nếu chào đời bây giờ, bé có khả năng sống sót tới 85%. Những tiến bộ trong y học và công nghệ đủ để nuôi dưỡng một đứa trẻ 24 tuần tuổi ở bên ngoài tử cung trong trường hợp cần thiết.

Sự thay đổi của mẹ

Bạn có thể bị chảy máu chân răng khi đánh răng, đây là một trong những chứng thường gặp ở các bà bầu.
Hormone thai kỳ đã làm cho lợi của bạn dễ bị sưng, viêm, dẫn tới thường xuyên chảy máu, đặc biệt là khi bạn vệ sinh răng miệng. Điều bạn cần làm lúc này là đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa thường xuyên. Đừng sợ chảy máu chân răng mà không chăm sóc răng miệng vì chỉ làm tình trạng tồi tệ hơn.
Hầu hết chị em đều tham gia lớp học tiền sinh vào tháng này và nhớ đừng quên thu xếp lịch để người bạn đời cũng có thể tham gia. Không chỉ biết thêm những điều mới mẻ mà ông bố tương lai còn có thể tìm thấy nhiều giải đáp thú vị.
Nếu ông xã nhà bạn đi xa khi bạn chuẩn bị sinh thì hãy nhờ mẹ hay một người họ hàng thân thiết nào đó luôn ở bên, giúp bạn tự tin hơn trong giai đoạn bầu bí này.

Lời khuyên hữu ích

Khi cảm thấy khó ngủ, hãy hỏi kinh nghiệm từ những người từng mang thai trước đó. Một trong những cách mang lại hiệu quả là đi bộ nửa tiếng mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn và cảm thấy có thêm chút thời gian cho bản thân.

Những điều cần lưu tâm

Bạn muốn chuẩn bị phòng riêng, góc riêng cho bé, thậm chí là bé có thể ngủ cùng bạn trong giai đoạn đầu? Trước khi bắt tay vào làm, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia.
Cần thường xuyên kiểm tra huyết áp đề phòng nguy cơ huyết áp cao dẫn tới tiền sản giật.

Những lo lắng thường gặp

Những sinh hoạt hằng ngày như xách nước, bế trẻ và dịch chuyển hộp/đồ đạc nặng nề đều nên tránh trong giai đoạn này.
Các loại thuốc không kê đơn cũng nên tránh và một số hóa chất chẳng hạn như thuốc diệt côn trùng cũng nên tránh xa.
Nếu bạn làm việc, đừng làm việc tới mức cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Nếu thời gian làm việc kéo dài, hãy trao đổi với sếp để được nghỉ ngơi 15 phút sau mỗi 2 tiếng làm việc.
Những công việc nhà như giặt giũ, rửa bát, mua thực phẩm, chăm sóc đứa lớn... nên chuyển giao cho người khác.
Đừng quên hạn chế ăn các loại thực phẩm như trứng chần, trứng sống, hải sản.
Thu Trang

Gia phả

0 bình luận
Tình hình là Cậu Hiếu đang liên kết với Ông Hùng biên tập lại gia phả của dòng họ.
Tạm thời upload ở đây:http://giaphanguyen.webege.com
Ai có thông tin gì mới thì email cho cậu nhé.

tuần thứ 23

0 bình luận
Sự phát triển của bé

Bé cân nặng khoảng 430gr, “cao” khoảng 27cm và đã có “dáng” của một trẻ sơ sinh mặc dù “chất tạo màu” cho lòng đen của mắt vẫn chưa hình thành.

Mặc dù trọng lượng của bé tăng lên mỗi ngày nhưng làn da của bé vẫn rất nhăn nheo. Đó là bởi vì bé cần phải tiếp tục lên cân nhiều hơn.

Môi của bé ngày càng rõ nét và mắt đã phát triển hoàn thiện mặc dù lòng đen chưa được “tô màu”; lông mày và lông mi đã hoàn chỉnh.

Tuyến tụy, một trong những tuyến sản xuất hormone cơ bản, đang dần hoàn thiện và những dấu vết đầu tiên của răng đã hình thành ở dưới lợi.

Sự thay đổi của mẹ

Thai phụ lúc này đã lên được 5,4 - 6,8kg. Từ bây giờ, bạn sẽ tăng cân nhanh hơn, trung bình là 225g/tuần. Bạn thấy thèm ăn nhiều thứ, cảm giác ngon miệng tăng lên. Đây cũng là dịp bạn có thể thỏa sức ăn kem, nhưng nhớ lưu ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Vẻ ngoài của âm đạo cũng đang có sự thay đổi rõ rệt mà bạn dễ dàng nhận thấy. Size của "vùng kín" tăng lên là kết quả của quá trình lưu thông máu qua đây gia tăng. Đi vệ sinh nhiều là một trong những “tác dụng phụ” của quá trình thai nghén nhưng đừng quên rằng bạn rất dễ bị nhiễm trùng nước tiểu. Bạn cũng có thể bị chảy máu chút ít nếu bạn mắc bệnh trĩ. Để phòng ngừa, bạn nên tránh không để bị táo bón.

Những việc cần lưu tâm

Bạn ăn đủ hoa quả và rau xanh? Các loại ngũ cốc, đậu lăng đều là những nguồn protein bổ dưỡng. Rau xanh giúp cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ. Ăn nhiều rau quả tươi, đúng mùa; tránh các loại hoa quả đóng hộp, trái vụ.

Đây là lúc bạn nghĩ tới một cái tên cho bé yêu.

Những lo lắng thường gặp

Không phải thai phụ nào cũng sở hữu một làn da sáng, rạng rỡ khi có thai mà rất nhiều bà bầu có nước da sạm tái. Tại sao nhỉ?

Đừng thất vọng nếu đang sở hữu một làn da ngày càng sạm đi cùng với sự lớn lên không ngừng của vòng 2. Bạn thấy đấy, vẻ ngoài của bạn đôi khi là gợi ý cho những dự đoán của mọi người xung quanh về giới tính của đứa trẻ bạn mang trong bụng.

Làn da mỏng manh của bạn có thể bị các hormone thai kỳ tấn công, trở nên khô hơn hay nhờ hơn bình thường. Thời tiết nắng nóng và ẩm ướt cũng góp phần “tàn phá” làn da của bạn.

Cách chăm sóc da tốt nhất lúc này là hãy vệ sinh sạch sẽ để ngăn ngừa những đốm mụn. Đối với da khô, hãy dùng sữa tắm có chứa kem dưỡng ẩm. Luôn uống nhiều nước và ngủ đủ.

Đối với chị em bị nám da khi bầu bí thì cũng đừng quá lo lắng. Các vệt nám này sẽ sớm biến mất sau khi bé chào đời.

Thu Trang

Na - The Model

1 bình luận

Hình chụp ở Lake Esino, Riverside
Posted by Picasa

tuần thứ 22

0 bình luận
Bé lúc này đã dài 27cm, tính từ đỉnh đầu tới gót chân. Mí mắt và lông mày đã phát triển đầy đủ. Móng tay cũng đã đủ dài.

Sự phát triển của trẻ
Thai nhi lúc này nặng khoảng 360g, dài xấp xỉ 27cm, tính từ đỉnh đầu đến gót chân.
Lông mày và mí mắt đã phát triển hoàn thiện và móng tay thì đã ôm kín các đầu ngón tay.
Câu nói “Trẻ con hay nghe lỏm” rất đúng trong trường hợp này khi bé đã hoàn toàn có thể nghe thấy bạn nói. Bạn có cần trò chuyện với bé, hát hay đọc truyện cho bé nghe? Một số nghiên cứu cho thấy một đứa trẻ mới sinh sẽ trở nên hoạt bát hơn khi được mẹ cho ăn nếu bạn đã từng thường xuyên đọc sách cho bé nghe từ lúc còn ở trong bụng.
Hãy lựa chọn những bản nhạc cổ điển hay xem những gì bạn yêu thích hoặc chỉ đọc một số cuốn sách nào đó, tức là bất cứ thứ gì làm bạn hứng thú. Hãy đọc to lên nhé chứ không phải là đọc thầm đâu đấy.
Nếu có thể, hãy đọc cho bé một câu chuyện thú vị nhất trước khi đi ngủ hằng ngày ngay sau khi bé chào đời.
Bạn có thể cảm thấy rất dễ chịu trong những ngày này bởi đây đơn giản là thời điểm thú vị nhất của các bà bầu. Lúc này bụng bạn chưa quá "cồng kềnh", những cảm giác khó chịu do thai nghén như buồn nôn, thường xuyên buồn tiểu và mệt mỏi đã gần như biến mất. Thư giãn và vui vẻ là những điều thai phụ nên làm lúc này. 3 tháng cuối đang đến gần và bạn sẽ không còn có được cảm giác dễ chịu như vậy nữa đâu

Sự thay đổi của người mẹ
Thật khó để có được vẻ nhanh nhẹn, tháo vát lúc này khi thai ngày một lớn. Vì thế đừng ngạc nhiên nếu bạn ngày càng trở nên vụng về. Cơ thể bạn đang phải tải thêm trọng lượng, trọng lực đang tăng lên cùng với sự mở rộng của tử cung, các ngón tay, ngón chân và các khớp trở nên lỏng lẻo hơn do sự tác động của các hormone thai kỳ.
Luôn chú ý nơi bạn tới và đừng bao giờ nhón gót chân bởi giữ thăng bằng bằng 2 chân lúc này đã thật khó khăn và chưa kể chứng đau lưng nữa chứ.
Lên bao nhiêu cân trong suốt quá trình thai nghén có thể sẽ luôn ám ảnh tâm trí của bạn. Vậy thì hãy nghĩ tới việc mình sẽ giảm cân sau sinh thay vì lo lắng ăn bao nhiêu để tăng cân vừa phải khi đang mang thai bởi cơ thể bạn cần rất nhiều dinh dưỡng để phục vụ cho quá trình nuôi con sau khi bé chào đời.
Tuy nhiên, nếu bạn lên cân quá nhanh thì hãy trao đổi với bác sĩ để có một chế độ ăn hợp lý hơn.

Lời khuyên hữu ích
Để tránh phù chân, hãy đắp lên chân một khăn ướt lạnh.

Những việc cần lưu tâm
Bạn có làm việc quá sức không? Hãy chắc chắn là các bài tập luôn an toàn nhé.
Tại sao lợi lại dễ chảy máu khi mang thai? Lợi chảy máu và chảy máu cam là những ảnh hưởng phụ của quá trình thai nghén. Các hormone đẩy mạnh và duy trì sự phát triển của thai nhi đã gây ra điều này. Lượng máu trong cơ thể tăng dần và sự ảnh hưởng của các hormone đối với màng nhầy ở mũi và nướu lợi đã khiến các mao mạch ở mũi, lợi dễ vỡ.
Bạn có thể bổ sung vitamin C để làm giảm tình trạng này đồng thời tăng cường sức khỏe cơ thể.
Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra răng miệng xem có vấn đề nào khác gây ra tình trạng chảy máu hay không.

Những lo lắng thường gặp
Mẹ chồng tôi luôn tin vào bói toán. Bà nghĩ rằng tôi sẽ phải sinh mổ để bé chào đời vào giờ tốt nhất. Tôi không tin vào điểm này nhưng tôi cũng sợ quá trình chuyển dạ và sinh nở tự nhiên sẽ gây đau đớn đến mức tôi phải chuyển sang sinh mổ.
Nỗi sợ đau khi sinh thường là một cảm giác rất bình thường và thường thấy ở thời điểm này ở các bà bầu. Nhưng cũng có những phương pháp giúp giảm đau mà khiến bạn cảm thấy bớt đau đớn.

Thu Trang
Mọi hình ảnh, bài viết trên blog "Vì cuộc đời đó có đâu mà hững hờ" thuộc về Sanipriya®.
Vui lòng liên hệ tác giả nếu muốn sử dụng những hình ảnh đó.