Loading

tuần thứ 32

0 bình luận
Thai nhi lúc này ít “nghịch ngợm” hơn bởi bé đang nghĩ cách chui ra khỏi bụng người mẹ và không thể nhào lộn nhiều như trước. Thai nhi có thể lắc đầu, các cơ quan nội tạng tiếp tục hoàn thiện và lớp mỡ dưới da cũng bắt đầu phát triển.

Sự phát triển của bé

Tay, chân và cơ thể bé tiếp tục lớn lên cho tương xứng với vòng đầu. Bé lúc này nặng khoảng 1,5kg và trông ngày càng giống với thời điểm chào đời. Nếu đo từ đỉnh đầu đến gót chân thì bé sẽ “dài” khoảng 41cm.
Lưu ý là bé không thể “hiếu động” như trước. Đừng lo lắng, bé đang suy nghĩ để tìm đường ra khỏi bụng mẹ đấy. Chỉ cần có cảm giác bụng mình đang uốn lượn ngoằn nghèo là có thể yên tâm rằng bé đang khỏe.
Bé cũng đang nỗ lực rất nhiều để mau lớn đấy. Bạn có thể hy vọng bé sẽ lên thêm ít nhất là 900g trước khi bé chào đời.
Các cơ quan nội tạng trong cơ thể bé đang tiếp tục hoàn thiện và bé đã có thể “tè dầm” - đấy là bé đang rèn luyện, sẵn sàng cho thời điểm sau khi chào đời.
Điều vô cùng thú vị là từ tháng thứ 8, thai nhi đã có thể ngủ mơ.

Sự thay đổi của mẹ

Thai phụ sẽ lên từ 1,3 - 1,8kg trong tháng này. Tăng khoảng 450g/tuần là hoàn toàn bình thường trong 3 tháng cuối thai kỳ vì bé đang vào giai đoạn tăng trưởng gấp rút mà.

Cho đến khi thai nhi “lọt” thẳng vào khung chậu (khoảng 37 tuần) thì lúc này các thai phụ thường có cảm giác khó thở, cứ như thể là thiếu dưỡng khí vậy. Đấy là vì thai nhi đã gây áp lực lên cơ hoành, cơ phẳng lớn có tác dụng hỗ trợ cho phổi. Hãy thư giãn, cố gắng nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Nghỉ ngơi cũng giúp thai nhi lớn nhanh hơn trong những ngày cuối.

Bạn có cảm giác đau lưng? Hãy quỳ gối trong tư thế bò, lưng thẳng để thai nhi rời khỏi lưng mẹ, lưng sẽ bớt đau rất nhiều. Tuyệt đối không mang vác nặng vì có thể ảnh hưởng tới các dây chằng.

Các bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn dùng loại áo đỡ lưng khi cảm thấy lưng đau không chịu nổi. Nhiều phụ nữ đau lưng trong suốt thời gian mang thai, số khác dây chằng hông bị giãn khiến cho các khớp xương hông không thể làm việc như bình thường. Và hội chứng này được gọi là Rối loạn màng dính xương mu (SPD) và nó thường rất đau.

Nếu thai phụ và gia đình cảm thấy lo lắng vào những ngày này thì có thể tham dự một lớp tiền sinh cũng như lớp luyện thở.

Lời khuyên hữu ích

Khi chuyển dạ, để giảm đau, hãy tập trung vào 1 tiêu điểm nào đó như: 1 bức tranh treo trên tường hay một cái gì đó trên trần nhà... miễn là nó giúp bạn thư giãn và bạn sẽ chợt quên mất là mình đang bị đau.

Chia sẻ cộng đồng

Nên dùng loại vải nào để làm tã cho bé? Lựa chọn đúng đắn nhất là hỏi chính các bà mẹ đang nuôi con nhỏ.

Những việc cần lưu tâm

Cân bằng giữa công việc và chăm sóc thai kỳ là việc không hề đơn giản. Hãy học hỏi kinh nghiệm của những người đã sinh con.
Nếu lần đầu từng sinh sớm thì lần thứ 2 có như vậy không?
Tìm hiểu kỹ hơn về sinh mổ để chuẩn bị tinh thần trong trường hợp chỉ định.

Những lo lắng thường gặp

Trong lần khám thai định kỳ mới đây nhất, bác sĩ nói rằng huyết áp của tôi hơi cao nhưng chưa đến mức lo ngại. Tuy nhiên, tôi vẫn rất lo lắng. Tôi cần phải làm gì để tốt nhất cho tôi và cho em bé trong bụng?

Huyết áp thường được kiểm tra định kỳ. Huyết áp tăng là một trong những dấu hiệu của tiền sản giật. Nếu huyết áp của bạn tăng nhẹ trong 1 lần nào đó thì đúng là không nên quá lo lắng. Sự căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày, ví như chờ đợi quá lâu để vào khám cũng có thể làm huyết áp tăng nhẹ và nó sẽ biến mất khi bạn nghỉ ngơi.

Thu Trang

labor day, tôi là người hạnh phúc?

0 bình luận
Hôm nay là thứ hai đầu tiên của tháng chín, cả nước Mỹ, thật ra chỉ những người có việc làm (employ), mừng ngày lao động labor day.
Tôi là người hạnh phúc vì vẫn nằm trong đội quân lao động của nước Mỹ, ha ha ha...
Không hạnh phúc sao được khi tỷ lệ thất nghiệp của nước Mỹ là 9,7%, và tỷ lệ đó ở California là 11.9%.
Chúc mừng labor day. Chúc những ai không có ngày lao động năm nay sẽ được mừng ngày này trong năm tới.

tuần thứ 29

0 bình luận
Giai đoạn mang thai không còn dài nữa. 3 tháng cuối thai kỳ bắt đầu được tính từ tuần này và sẽ kéo dài cho tới khi bà bầu “khai hoa nở nhụy” (thường là 40 tuần, tối đa 42 tuần).

Sự phát triển của bé

Bé đã có thể mở mắt và quay đầu ra phía có nguồn sáng phát ra liên tục. Các móng tay, chân đang mọc và lớp mỡ dưới da bắt đầu hình thành, chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình bé rời khỏi bụng mẹ. Nếu tin rằng mẹ con có thể hiểu nhau ngay từ trong bụng, hãy hát và đọc sách cho bé nghe. Nhưng cũng đừng lo lắng nếu bạn không muốn vậy - không ai giống ai cả mà.
Vào tuần này, bé nặng gần 1kg và “cao” khoảng 38cm.

Sự thay đổi của mẹ

Bạn đã chính thức bước vào giai đoạn nghỉ ngơi. Giai đoạn thứ 3 của thai kỳ bắt đầu từ tuần thứ 29 và kết thúc ở tuần 40 và có thể lâu hơn thế (Đừng lo lắng nhé, tối đa là 42 tuần cơ mà. Nếu sau 42 tuần mà không có dấu hiệu gì thì sẽ được chỉ định sinh). Hầu hết các thai phụ sẽ tăng trung bình là 5kg trong suốt 3 tháng cuối.

Hầu hết các thai phụ sẽ tăng thêm 5kg trong giai đoạn này. Bạn có thể đi khám thường xuyên hơn từ bây giờ và đừng đợi cho tới khi thấy có bất thường nào đó mới nhớ tới bác sĩ.

Thai phụ đang mang cảm giác muốn mang thai mãi mãi vì nghĩ tới quá trình chuyển dạ - sinh nở. Hãy trò chuyện với các bà mẹ đã từng trải qua sinh nở. Nếu định sinh bé ở bệnh viện, hãy tới đó để hiểu rõ hơn về nơi mình sẽ tin cậy gửi gắm. Một lớp học tiền sinh cũng rất tốt cho thai phụ trong thời điểm này. Bạn cũng có thể đọc một số cuốn sách về sinh nở để chuẩn bị tinh thần tốt hơn.
Hãy kiểm tra lại danh sách những thứ bạn cần làm. Bắt đầu nghĩ tới tên của bé và nghĩ về những thay đổi của cuộc sống sau sinh.
Nên đi khám bác sĩ thường xuyên hơn trong những tuần cuối.

Lời khuyên hữu ích

Một số thai phụ nhận thấy nếu kê 1 cái gối ở dưới bụng, vùng dạ dày thì giấc ngủ sẽ trọn vẹn hơn.

Những việc cần lưu tâm

Tiểu cầu là một tế bào bé nhỏ di chuyển khắp cơ thể qua huyết mạch. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc làm đông máu và chống viêm nhiễm.

Mức độ tiểu cầu ở từng người khác nhau nhưng thường trong khoảng 450 - 400 triệu đơn vị/ mỗi mililit máu. Trong quá trình mang thai, lượng tiểu cầu có thể giảm nhẹ và trên 8% thai phụ có lượng tiểu cầu từ 100 - 150 triệu đơn vị/ml máu. Đó là vì cơ thể tăng thêm lượng huyết tương trong quá trình bầu bí, khiến lượng tiểu cầu bị “loãng” bớt. Điều này không làm ảnh hưởng tới chức năng của nó và nó vẫn hoạt động bình thường.

Để biết lượng tiểu cầu trong máu ở mức thấp hay không thì cần phải so sánh với lượng tiểu cầu trong máu ở thời điểm trước khi mang thai. Nếu lượng tiểu cầu quá thấp thì sẽ ảnh hưởng tới khả năng đông máu. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bà bầu có thể bị chảy máu bất thường trong và sau sinh, đặc biệt nếu thai phụ sinh mổ. Tuy nhiên, hiện chưa có chuẩn nào cho thấy lượng tiểu cầu như thế nào là quá thấp và tới ngưỡng đó thì nguy cơ chảy máu không cầm sẽ tăng lên.

Chuẩn bị đồ dùng để vào viện lúc này không còn là quá sớm và chú ý ghi nhớ một số dấu hiệu chuyển dạ.

Những lo lắng thường gặp

Tôi muốn sinh con theo cách tự nhiên. Tôi không thích gây tê màng cứng, gây tê tủy sống hay bất kỳ phương pháp hỗ trợ cần tới thuốc nào khác. Vậy tôi nên làm thế nào?

Nếu là người không ưa dùng thuốc trong cuộc sống hằng ngày thì khi sinh, bạn cũng ít khả năng phải dùng tới chúng. Thực tế là có rất nhiều cách hỗ trợ thai phụ không cần tới thuốc, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển dạ ban đầu như:
- Mát xa trong quá trình chuyển dạ
- Học kiểm soát hơi thở
- Học cách thư giãn
Thu Trang
Mọi hình ảnh, bài viết trên blog "Vì cuộc đời đó có đâu mà hững hờ" thuộc về Sanipriya®.
Vui lòng liên hệ tác giả nếu muốn sử dụng những hình ảnh đó.