Loading

Tracy Huang - giọng ca ngọt ngào

0 bình luận
Hôm qua được người bạn Philipines cho mượn bộ đĩa của Tracy Huang. Thấy cô ca sỹ Đài Loan này hát tiếng Anh quá chuẩn nên lên mạng tìm thông tin nhưng cũng không có nhiều. Thông tin đa số bằng tiếng Tàu nên ... pó tay toàn tập.

Cô hát lại những bài hát tiếng Anh nổi tiếng của thập niên 70 - 80, như sailing, fernando, i don't like to sleep alone,...
Sau đây là một số bài hát đó, mời mọi người thưởng thức:

Hay không????
Muốn toàn bộ album không???

Tuần thứ 16

1 bình luận
Bé vẫn còn rất nhỏ, mới chỉ nằm vừa vặn trong lòng bàn tay của bạn. Mặc dù bạn đã tăng 2,2 - 4,5kg nhưng bé yêu mới chỉ nặng có 70g và chiều dài từ đỉnh đầu đến mông mới chỉ là 11cm

Sự phát triển của bé

Nét mới nhất của tuần này đó là sự nhảy cảm với ánh sáng và bé bắt đầu nấc cụt liên tục, một dấu hiệu cho thấy khả năng hít thở. Bạn không thể nghe thấy những tiếng động đó bởi vì khí quản của bé lúc này toàn chất lỏng chứ chưa phải là khí.
Chân bé đang dài ra hơn so với tay, các móng tay đã hình thành đầy đủ và tất cả các cơ, khớp đã có thể vận động.
Lúc này, bạn đã có thể biết chính xác giới tính của bé qua máy siêu âm do cơ quan sinh dục ngoài đã phát triển đẩy đủ.
Đây cũng là thời điểm tốt để bạn bắt đầu luyện tập.
Sự thay đổi của người mẹ
Một trong những thời điểm thú vị nhất của giai đoạn mang thai đang rất gần: đó là cảm nhận được sự có mặt của bé yêu qua những lần “máy bụng” đầu tiên. Bạn có thể cảm nhận những ngọ ngoạy đầu tiên này giống như là có ai đó vỗ nhẹ vào bụng bạn.
Hầu hết các bà mẹ đều cảm nhận được điều này trong khoảng thời gian 16 - 20 tuần thai vì thế đừng lo lắng nếu bé vẫn quá “ngoan ngoãn” ở thời điểm này. Nếu đây không phải là bé đầu lòng, bạn sẽ cảm nhận được thai đang “máy bụng” sớm hơn nữa.
Đây cũng thời điểm bác sĩ có thể đề nghị bạn làm một số xét nghiệm tiền sinh như chọc ối, siêu âm (thường được thực hiện trong thời điểm 15 – 20 tuần thai). Chọc ối thường được khuyến nghị đối với phụ nữ ngoài 35 hoặc đã từng sinh bé mắc dị tật.
Hệ miễn dịch của bạn lúc này sẽ có chút thay đổi dù không đáng kể. Vì thế, bạn nên lưu ý rằng bạn có thể dễ bị ho và cảm lạnh hơn lúc bình thường. Mặc dù chúng có thể làm bạn bực bội, mệt mỏi nhưng những triệu chứng này không gây hại cho thai nhi. Những viêm nhiễm khác cũng có thể gặp khi bạn mang thai như sởi, rubella... mới cần được chăm sóc đặc biệt. Mặc dù bệnh “giời leo” không gây hại cho thai nhi nhưng bạn cũng nên tránh tiếp xúc với các bà bầu khác.
Lời khuyên hữu ích
Nếu có điều kiện, hãy tham gia các lớp tập aerobic dưới nước dành cho các bà bầu. Đây là một trong những cách tuyệt vời nhất để bạn có thể sinh nở dễ dàng.
Những điều cần lưu tâm
Luôn uống nhiều nước để tránh bị khử nước.
Thực hiện những động tác yoga phù hợp để cơ thể luôn mềm dẻo trong suốt quá trình thai nghén.
Thu Trang

Tuần thứ 15

0 bình luận
"Mọc tóc" là tin tức “nổi bật” nhất trong tuần này. Bé đang lớn lên từng ngày, không chỉ là sự thay đổi của hình dáng đầu, mí mắt mà là toàn cơ thể.

Sự phát triển của bé

Cơ thể bé lúc này phủ một lớp lông tơ mịn mà sẽ rụng hoàn toàn vài ngày sau sinh. Các múi cơ cũng bắt đầu làm việc.

Bước sang tuần này, bé đã có thể nắm tay, liếc mắt, biết biểu cảm qua nét mặc và thậm chí là mút ngón tay cái. Các nhà nghiên cứu tin tưởng rằng, những hành vi này của bé tương ứng với sự phát triển của các xung lực trong não.

Tính từ đỉnh đầu đến mông, bé lúc này đã dài 9cm và nặng khoảng 43g. Co thể bé đang lớn nhanh hơn đầu. Tuần này, lớp gây mỏng đã phủ kín khắp cơ thể cùng với lông tơ. M mắt đã biết đầu biết mở và những sợi tóc đầu tiên xuất hiện trên đỉnh đầu.

Nếu bạn chưa từng đi siêu âm thì đây là thời điểm rất thích hợp. Siêu âm lúc này sẽ cung cấp các thông tin sớm nhất về tình hình sức khỏe của bé: bé có bị mắc hội chứng Down và các dị tật bẩm sinh khác hay không.

Sự thay đổi của người mẹ

Bạn có lẽ đang cảm thấy ngày càng rạng rỡ và tràn đầy sức sống hơn so với thời điểm 3 tháng đầu, để lại tất cả những cảm giác ốm nghén sau lưng. Tuy nhiên, rất tiếc là không phải bà bầu nào cũng hoàn toàn hết ốm nghén.

Hầu hết các bà bầu trong giai đoạn này ngủ ngon hơn do bụng chưa quá lớn và bàng quang chưa bị chèn ép nhiều. Đây cũng là tháng thích hợp cho các vận động như bơi lội, đi bộ hay tập aerobic nhẹ nhàng.

Đây cũng là thời điểm tốt để bạn thực hiện những dự định cho tương lai như thu xếp một chỗ ở gần chỗ làm hơn, sắp xếp lại công việc và nghĩ về quá trình chăm sóc trẻ sau khi bé chào đời.

Lời khuyên hữu ích

Lúc này, bạn có thể bắt đầu trò chuyện với bé bằng cách xoa bụng, gõ gõ tay vào bụng cũng như đặt headphone lên bụng trong khi chính bạn cũng đang nghe bản nhạc đó.

Những việc cần lưu tâm

Bạn mang bầu khi đã nhiều tuổi?

Thực phẩm trong các bữa ăn cùng bạn bè, đi ăn ở nhà hàng, ăn ở những nơi lạ....

Nếu chưa làm xét nghiệm nước tiểu trước đó thì bây giờ là thời điểm thích hợp.

Những lo lắng thường gặp

Mọi biểu hiện ốm đau khi mang bầu đều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng nếu đó chỉ là xổ mũi, hắt hơi. Tuy nhiên, với các vi rút gây bệnh Thủy đậu, viêm gan B, Rubella... thì bạn lại cần hết sức cảnh giác khi có những biểu hiện của các bệnh này.

Thu Trang

Tuần thứ 14

0 bình luận

Sự phát triển của bé

Thai nhi lúc này mới chỉ dài khoảng 8cm tính từ đỉnh đầu đến mông và nặng khoảng 23g. Mặc dù vậy nhưng nếu được nhìn thấy bé lúc này, bạn sẽ thấy bé hoàn chỉnh đến thế nào khi các dấu vân tay bé xíu cũng đã rất rõ nét.

Và khi bạn chạm vào bụng (khu vực gần dạ dày) bé sẽ cảm nhận được và nếu có một cái núm vú lúc này, chắc chắn bé sẽ không rời miệng khỏi nó đâu.

Nếu là một cô công chúa thì bé đã có khoảng 2 triệu quả trứng trong buồng trứng rồi đấy. Và sẽ chỉ thêm 1 triệu quả trứng nữa cho tới khi bé chào đời. Những trứng này chỉ trưởng thành khi bé lớn lên và chỉ chín khoảng 200.000 quả trong suốt cuộc đời mà thôi.

Sự thay đổi của người mẹ

Bạn đã bước vào giai đoạn thai kỳ thứ 2, giai đoạn kéo dài từ tháng thứ 4 đến hết tháng thứ 6. Và bây giờ là 2 tin tốt lành cho bạn: Thứ nhất là nguy cơ sẩy thai đột ngột và thứ 2 là các triệu chứng ốm nghén đã giảm hẳn. Bạn có thể lại “yêu” chồng khi năng lượng sống đang ngày càng trở nên dồi dào trong huyết quản.

Nếu bạn vẫn cảm thấy không thoải mái thì có thể là triệu chứng này sẽ theo bạn trong suốt 26 tuần còn lại.

Chuyện “lâm bồn” vẫn còn xa xôi lắm nhưng ngực đã bắt đầu tiết sữa non, loại sữa cực kỳ bổ dưỡng và cần thiết đối với trẻ mới sinh, trước khi sữa trưởng thành “kéo về”. Thậm chí ngay cả khi ngực bạn rất nhỏ thì bạn vẫn có thể cho con bú bởi kích cỡ không quan trọng nếu nguồn sữa của bạn luôn dồi dào.

Lời khuyên hữu ích

Cảm giác buồn nôn, nôn ói không còn nữa nhưng ợ nóng thì vẫn có thể tiếp tục. Vì thế ăn một vài miếng đu đủ lúc này sẽ rất hiệu quả. Đu đủ sẽ giúp giảm hẳn chứng ợ nóng khó chịu này

Những việc cần quan tâm

Nếu bạn đã hết ốm nghén, bạn sẽ bắt đầu có cảm giác đói cồn cào. Hãy luôn chuẩn bị các loại sa lát hoa quả hay rau tươi để làm món ăn nhẹ mỗi khi bạn thấy đói.

Dạo này tự nhiên bạn trước nên hay quên. Thực ra là không đáng để bạn phải lo ngại đâu.

Hoạt bát rất tốt khi bầu bí nhưng bạn cũng cần kiểm soát được cơ thể.

Những lo lắng thường gặp

Bạn cần luôn biết mình ăn gì và những thực phẩm đó có ảnh hưởng gì tới thai nhi không.

Bây giờ cơ thể bạn đang nuôi một mầm sống vì thế bạn rất dễ nhiễm khuẩn từ thực phẩm. Những siêu vi này có thể gây hại cho sự phát triển của bé. Nếu thấy khó lòng từ bỏ những thực phẩm nguy cơ cao thì hãy lưu ý cách chế biến chúng nhé.

Có an toàn không khi dùng các loại chất béo rán, nấu?

Các loại dầu nấu, dầu hydrogenated đều có thể chuyển hóa thành chất béo trans không có lợi cho cơ thể khi bị đun ở nhiệt độ cao. Lúc này, tính chất của các loại dầu này cũng chẳng khác gì các loại chất béo chuyển hóa. Các tốt nhất là dùng dầu thực vật như dầu ngô, dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu thầu dầu khi chế biến.

Thu Trang

con trai...người ta

2 bình luận

"tông xẹc tông"

Mình mặc áo giống nhau nè

Xe Lexus nhà ... người ta

Đi lễ được tặng hoa nhân ngày mother day.

2 mẹ con nhà Matthew

Hai mẹ con nhà này lại quay đi đâu thế?

Chụp lại cái nào

Bầu bì...

không đề....

1 bình luận
Cuối tuần cả nhà lên Santa Ana để... cắt tóc.he he he

Na sau khi "duỗi" tóc.


Đợi ăn phở




Na rất khoái món trà thái trân châu.

Na ... "mắt nai" he he

Tuần thứ 13

0 bình luận
Thai 13 tuần tuổi

Mặc dù thai nhi chỉ dài có 5,5cm từ đỉnh đầu đến mông và nặng chưa tới 14g nhưng gan đã bắt đầu tiết mật và thận đã sản xuất ra nước tiểu và được chứa ở bàng quang.
Sự phát triển của bé

Gương mặt của bé đang có sự thay đổi đáng kể, càng ngày càng giống với con người hơn. Mắt đã bắt đầu dịch chuyển lại gần nhau thay vì nằm xa tít ở 2 bên trán và tai thì cũng đã về đúng vị trí.

Đây cũng là thời điểm các cơ quan và bộ phận trong cơ thể đã hoàn thiện phát triển. Ruột dường như phồng lên hơn ở gần cuống rốn và bắt đầu dịch chuyển về khoang bụng.

Thai nhi sẽ cử động nếu bụng mẹ bị kích thích mặc dù bạn hoàn toàn chưa cảm thấy gì. Các tế bào thần kinh tăng lên nhanh chóng theo cấp số nhân và các "khớp" thần kinh (kết nối các dây thần kinh trong não bộ) đang hình thành.

Thai nhi bắt đầu có nhiều phản xạ hơn; sự xuất hiện của gan bàn tay làm các ngón tay gần nhau hơn, gan bàn chân phát triển giúp các ngón chân có thể co duỗi và sự phát triển của mí mắt giúp bé nhắm mở mắt dễ dàng.

Sự thay đổi của người mẹ

Thật tuyệt vời là cảm giác nghén đã lùi xa và bạn bắt đầu cảm thấy mình tràn đầy sức sống. Cảm giác căng thẳng vì lo sẩy thai cũng nhanh chóng biến mất. Cảm giác thèm ăn cũng bắt đầu quay trở lại. Hãy chắc rằng tất cả các loại thịt bạn ăn đều được nấu chín kỹ để loại trừ bệnh toxoplasmosis nhé.

Các bệnh liên quan với răng và nướu có xu hướng phát triển trong suốt quá trình thai nghén vì vậy cần có kế hoạch kiểm tra sức khoẻ răng miệng định kỳ trong giai đoạn này. Tất nhiên cũng nên lưu ý các bác sĩ nha khoa về tình trạng bầu bí của mình để tránh chỉ định đi chụp X-quang.

Ngoài ra, càng chảy máu lợi thì bạn càng nên dùng chỉ tơ nha khoa cũng như đánh răng. Nếu bạn lo lắng hoặc cảm thấy các cách điều trị tại nhà không hiệu quả thì cần tới gặp bác sĩ ngay.

Lúc này quần áo rộng rãi là rất cần thiết vì bụng đã "lộ" hơn trong khi cân nặng có thể chưa thay đổi nhiều. Bạn có thể cảm thấy rằng mình cần một kiểu tóc mới để phù hợp với tình hình hay đơn giản đó là một khuynh hướng bạn thích và đây chính là thời điểm thích hợp.
Lời khuyên hữu ích

Lúc này, thêm một vài cái gối lớn trên giường sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn. Bạn có thể đặt 1 cái dưới chân khi nằm nghiêng. Và đôi khi đây là cách giúp bạn dễ ngủ hơn sau sinh.

Những việc cần quan tâm

Đừng lo lắng nếu trong lần đầu siêu âm mà thai nằm ở vị trí thấp, 90% sẽ di chuyển lên cao khi ở tuần thai thứ 28.

Hãy rủ chồng cùng tham gia các lớp học tiền sinh để anh ấy có thể chia sẻ với bạn nhiều hơn trong giai đoạn này.

Các đốm nâu cũng bắt đầu nhiều hơn ở nhiều vùng da, đặc biệt là ở vùng ngực. Một chiếc áo lót vừa vặn sẽ giúp ngăn ngừa và kích thích sự lớn lên không ngừng của bầu ngực.

Hãy nghĩ kỹ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào.

Những lo lắng thường gặp

Theo truyền thống, người ta kiêng không mua sắm và chuẩn bị mọi thứ cho bé sắp chào đời vào thời điểm này vì họ tin rằng đó là một điềm xấu. Vậy nên, nếu gia đình bạn cũng theo quan niệm này thì tốt nhất là hãy đi shopping "ngắm trước" và lên danh sách những thứ cần mua để dung hoà.

Thu Trang
Mọi hình ảnh, bài viết trên blog "Vì cuộc đời đó có đâu mà hững hờ" thuộc về Sanipriya®.
Vui lòng liên hệ tác giả nếu muốn sử dụng những hình ảnh đó.