Loading

+ Tại sao lại là Dân Cái Sắn?

Ừm... thì tại vì tôi sinh ra và lớn lên ở Cái Sắn nên tự xưng mình là dân Cái Sắn.
Ở miền tây nam bộ, những địa danh bắt đầu bằng chữ "Cái" khá phổ biết như Cái Răng ở Cần Thơ, Cái Bè ở Cao Lãnh hay Cái Mơn ở Tiền Giang...
Tự tôi cũng chả biết vì sao nơi mình ở lại được gọi là Cái Sắn... Tuy nhiên nếu bạn tìm nó trên bản đồ hành chính thì sẽ không thấy Cái Sắn đâu. Thay vào đó bạn sẽ thấy Thốt Nốt, Thạnh An của tỉnh Cần Thơ; Tân Hiệp của Kiên Giang ...
Hãy xem hình dưới đây:


Con sông dài & lớn đó là sông Cái Sắn, bắt nguồn từ sông Hậu Giang chỗ phà Vàm Cống, xuôi về phía tây nam và đổ ra biển Rạch Giá. Những con sông nhỏ hơn được đào nối với dòng sông Cái này nuôi sống hàng triệu con người canh tác nông nghiệp trên các thửa ruộng dọc theo các con sông nhỏ.

Đây là Kinh C, nơi tôi được sinh ra và lớn đến năm 16 tuổi.
[Anh chị Việt Trang có thấy nhà mình không? he he ...]
Nói đến Cái Sắn thì người ta thường nhớ đến những người gốc miền bắc Việt Nam đã di cư vào nam năm 1954. Vâng tôi là thế hệ thứ 2 của những người đó, thế nhưng bây giờ tôi cũng không sống ở vùng đất đó nữa nhưng những ký ức tuổi thơ thì thật là khó quên và anh chị tôi vẫn còn ở đó. Tự nhận mình là Dân Cái Sắn cũng là để nhắc mình không quên cội nguồn.


Nếu bạn ý kiến hay đóng góp gì, vui lòng gởi cho tôi 1 tin nhắn!

Tên bạn

Email

Chủ đề

Nội dung



6 nhận xét:

  1. Toe caisan4/1/10 6:55 SA

    mãi rùi cũng nhìn thấy nhà mình rứa
    thanks ông ngoại đại ca nhiều, mà sao lại là ông ngoại đại ca nhỉ ?????
    --

    Trả lờiXóa
  2. em mới biết nè, vì cậu toàn con gái :)) :)) :))

    Trả lờiXóa
  3. CÁI SẮN QUÊ TÔI

    Ai về Cái Sắn Kiên Giang
    Cho tôi nhắn gởi đôi hàng thân thương
    Kiên Giang nắng đổ ven đường
    Nhớ ngày cắp sách đến trường thuở xưa
    Những ngày dãi nắng dầm mưa
    Kiên Giang thuở ấy vẫn chưa nhạt màu
    Bây giờ mãi tận nơi đâu
    Kiên Giang ta nhớ ta sầu miên man
    Có ai cùng nhớ Kiên Giang
    Nhớ sông Cái Sắn nhớ hàng dừa cao
    Kiên Giang có những kinh đào
    Mang tên Cái Sắn thuở nào còn vang
    Mấy ai nghe chẳng ngỡ ngàng
    Dọc sông Cái Sắn là hàng các kinh
    Kinh nào cũng thật là xinh
    Dẫn đầu Cái Sắn là ''kinh Ông Cò''
    Kinh này khỉ gáy cò ho
    Chẳng nghe ai nói thả bò thả dê
    Kế là ''kinh H, kinh G''
    Các nàng ca hát chẳng chê chỗ nào '
    'Kinh E, kinh F'' ồn ào
    Thích chơi pháo nổ mời vào đây mua
    ''Kinh D'' cũng chẳng chịu thua
    Sao Mai (1) nổi tiếng chẳng thua Thái Hòa (2)
    ''Kinh C'' dẫu chỉ qua loa
    Nhưng người vô đó xem ra khó về
    Thuốc lào ngon nhất ''kinh B''
    Anh mà hút được em mê đến già
    Cũng cần kể tới ''kinh A
    '' Thuốc lào bể phổi đậm đà như ai
    Nhưng mà chỉ cấy lai rai
    Thuốc ngon đâu phải ai ai cũng trồng
    ''Zê-rô'' kinh rộng mênh mông
    Hẹn nhau phải gắng qua sông bằng phà
    Muốn làm lính kiểng lính ma
    Sẵn sàng ''kinh Một'' có cha đỡ đầu
    Ai cần cưới rể cưới dâu
    Giáo lý không thuộc nộp dầu sẽ qua
    ''Kinh Hai'' là xứ của cà
    Mắm tôm cà ghém đậm đà tình quê
    Thấy nàng bán mắm mà mê
    Nhưng anh bịt mũi em chê cù lần
    Hay là anh thích rau cần
    Mời anh ghé đến một lần ''kinh Ba
    '' Muốn cho hương vị mặn mà
    Thịt trâu phải có mới là hợp gu
    Bước dần sang xứ ''kinh Tư''
    Cái nghề đan nón kể như đứng đầu
    Đâu đâu cũng đến để thầu
    Việc làm bất kể nàng dâu mẹ chồng
    Muốn ăn gạo dẻo thần nông
    Xin mời bước xuống cánh đồng ''kinh Năm''
    Cấy cầy vất vả quanh năm
    Nhưng tiền trong túi bạc trăm bạc ngàn
    Chẳng bù ''kinh Sáu'' than van
    Tuy nghèo nhưng cũng an nhàn thảnh thơi
    Dừng chân lại chốn ăn chơi
    Nơi đây ''kinh Bảy'' một thời rất vang
    ...
    (còn tiếp)

    Trả lờiXóa
  4. Lắm anh thích chí ngang tàng
    Ăn chơi khét tiếng các nàng thất kinh
    Bỏ sang ''kinh Tám'' hữu tình
    Đầu kinh buôn bán linh đình thật vui
    Bước sang ''kinh Chín'' thật xui
    Hỏi thăm ai cũng bùi ngùi bỏ đi
    Nghĩ sao cũng thật lạ kỳ
    Tới đây chẳng lẽ không đi bỏ về
    Nhớ rằng ''kinh Dọc Bờ Ke''
    Có thằng bé bự thoảng nghe lạ lùng
    Thế rồi đồn đãi lung tung
    Ấy là điềm báo anh hùng giáng lâm
    Bà con cô bác xa gần
    Cố sao xem lấy một lần mới nghe
    Bước thêm những bước rụt rè
    Xa xa đã thấy thuyền ghe ''kinh Mười''
    Nhớ xưa cũng có những người
    Chửa trông đã thấy tiếng cười từ xa
    Kinh kia tên gọi ''RIVERA''
    Lắm người gọi diễu vừa ra lại vào
    Xem còn thiếu sót kinh nào
    Còn ''kinh Thầy Ký'' lẽ nào lại quên
    Kinh này cũng thật là yên
    Chỉ ba cây số chẳng nên nói nhiều
    Tới đây bóng ngả về chiều
    Mời anh nghỉ lại ''Phó Điều'' một đêm
    Cần dùng mắm ruốc, mắm nêm
    Ngày sau ra chợ mua thêm để dành
    Nơi đây ''Rạch Giá'' thị thành
    Đủ nông hải sản các ngành tập trung
    Ở đây có tượng anh hùng
    Nguyễn Trung Trực đứng ung dung thuở nào
    Bến đò Rạch Giá xôn xao
    Người lên kẻ xuống ồn ào liên miên
    Xuống cầu ''Rạch Sỏi'', ''Tà Niên''
    Nơi đây nổi tiếng vượt biên trại tù
    ''Tác Ráng'' có một trường tu
    Làm cha giám đốc ở tù chục năm
    ''Hà Tiên'' nổi tiếng xi-măng
    Có hang Thạch Động tiếng tăm khắp vùng
    ''Tô Châu'' có núi chập chùng
    ''Kiên Lương'' đứng giữa một vùng cỏ hoang
    Xuống vùng ''Tắc Cậu'' mà ham
    Khóm thơm nở rộ chín vàng cả kinh
    Đi dần xuống nữa ''U Minh''
    Qua sông Cái Lớn thấy mình mỏng manh
    Ngoài kia ''Phú Quốc'' xanh xanh
    Cần xơi nước mắm mời anh ra liền
    Nước mắm Phú Quốc đáng tiền
    Anh mà nếm thử sẽ ghiền chẳng chơi
    Trước khi giã đất về trời
    Rong chơi thỏa thích một đời phủ phê
    Hòn Chông, Hòn Chuối, Hòn Tre
    Hòn Rùa chẳng thích thì về Hòn Khoai
    Tới khi anh đã mệt nhoài
    Thì anh cứ việc nằm xoài ngả nghiêng
    Xa rồi chốn cũ linh thiêng
    Nơi đây chôn dấu niềm riêng nghẹn ngào
    Ai về phố cũ hôm nao
    Cho tôi nhắn gởi lời chào thân yêu
    Kiên Giang tôi nhớ rất nhiều
    Quê hương dù có tiêu điều tả tơi
    Nơi này tôi vẫn không ngơi
    Mong ngày hội ngộ đất trời Kiên Giang.
    ...
    - Hết -
    Bình An (Mr.) – Sưu tầm

    Trả lờiXóa
  5. Nửa thế kỷ qua, vùng đất miền Cái Sắn được trải dài hai bên quốc lộ 80 và dòng sông Cái Sắn hơn 30 km, từ Giáo xứ Môi Khôi, Láng Sen, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ đến Giáo xứ Mông Thọ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. Hai bên quốc lộ là những con kinh đào dài 12 km cách nhau khoảng từ 1,5 đến 2km, trông giống như những rẽ xương sườn nhận quốc lộ 80 là trục xương sống, và dòng sông Cái Sắn là tủy sống chuyên chở phù sa của dòng sông Cửu Long phủ lên những cánh đồng lúa mênh mông xanh mướt, đầy sức sống ở hai bờ những con kinh đào. Những con kinh đào phía hạt Vĩnh Thạnh, trước đây là hạt Thốt Nốt, TP Cần Thơ được đặt tên theo mẫu tự từ: kinh B,C, D,..., H và kinh Thầy Ký.Trong khi những con kinh đào phía hạt Tân Hiệp, Kiên Giang thì đươc đặt tên theo dãy số tự nhiên từ kinh zêrô, kinh 1, kinh 2, ..., kinh 10, kinh A và kinh Rivera thuộc hạt Tân Hiệp.

    Hai bên bờ của những con kinh đào chính là nơi định cư sinh sống của hầu hết người Công giáo, mà trước đó họ đã tạm cư ở các nơi như: Biên Hòa, Đồng Nai, Lạc An, Trạch Đông, Lâm Đồng… Theo chương trình định cư của dinh điền Cái Sắn lúc đó, bà con về đây vào năm 1956. Mỗi gia đình được nhận 3ha ruộng, có 30m theo mặt kinh đào, ruộng ngay sau nhà, rất thuận tiện cho việc canh tác Một kế hoạch lập khu định cư cho cả mấy chục ngàn người, có tầm nhìn thế kỷ, đến nay vẫn không hề lạc hậu, mà ngày một phát triển.

    Trả lờiXóa
  6. Chào bạn An, bạn có bài thơ sưu tầm hay quá. Cảm ơn bạn!

    Trả lờiXóa

Hãy để lại tên hay email để chúng tôi biết bạn là ai!

Mọi hình ảnh, bài viết trên blog "Vì cuộc đời đó có đâu mà hững hờ" thuộc về Sanipriya®.
Vui lòng liên hệ tác giả nếu muốn sử dụng những hình ảnh đó.